Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Tuần hoàn thai nhi

Tim thai được hình thành rất sớm (tuần thứ tư) nhưng đến tuần thứ tám mới hoạt động co bóp để đẩy máu trong hệ tuần hoàn. Tuần hoàn thai nhi cơ bản giốn với tuần hoàn người lớn, tuy nhiên có những điểm khác đáng lưu ý sau: 

Về cấu tạo hệ tuần hoàn thai nhi

  • Tim thai nhi đủ tháng có 4 buồng: 2 thất và 2 nhĩ
  • Có 2 ống thông giải phẫu học giũa nửa trái và nửa phải của tuần hoàn:
  • Lỗ bầu dục ( lỗ Botal: thông giữa nhĩ P và nhĩ T)
  • Ống động mạch: thông giữa ĐMC và ĐMP
  • Hồng cầu trong máu chứa HbF (có ái lực mạnh hơn với HbA ở người lớn, đảm bảo cung cấp đủ oxi cho thai nhi)

Từ 2 ĐM hạ vị của ĐM chậu trong có 2 ĐM rốn đi theo dây rau và bánh rau, tách ra những nhánh ĐM nhỏ tới gai rau mang theo máu đen. Máu đỏ từ các mao mạch của tua rau chảy về cơ thể theo TM rốn

Chu trình tuần hoàn thai nhi

Máu sau khi trao đổi chất và ôxy từ bánh rau (máu đỏ, giàu oxy và các chất dinh dưỡng) đưa đến thai qua 2 tĩnh mạch rốn, đến tĩnh mạch chủ dưới nó sẽ pha với máu từ phần dưới cơ thể của thai nhi để đổ vào tĩnh mạch chủ rồi vào tâm nhĩ phải.
Sơ đồ tuần hoàn thai nhi

Máu đến tâm nhĩ phải một phần xuống thất phải để vào động mạch phổi, một phần qua lỗ Botal vào nhĩ trái. Từ nhĩ trái máu đi xuống thất trái, qua quai động mạch chủ rồi 1 phần được bơm vào thân cánh tay đầu và động mạch cảnh chung Trái rồi liên tiếp với động mạch chủ xuống (sau khi đã nhận máu của ống động mạch) Theo cách này, máu giàu ô xy từ bánh rau có thể tới thẳng não của thai nhi và đi nuôi cơ thể.

Phổi chưa làm việc nên hầu hết máu từ động mạch phổi sang động mạch chủ nhờ ống động mạch.

Động mạch chủ đồng thời nhận máu từ thất trái đi nuôi cơ thể, một phần qua hai động mạch rốn trở về rau thai. Như vậy máu thai nhi là máu pha trộn.

Sau khi trẻ ra đời thì các mạch máu rốn co lại. Hiện tượng thở tạo áp lực âm trong lồng ngực, như vậy sẽ hút thêm máu từ động mạch phổi vào phổi. Với các mao mạch phổi phát triển sẽ làm giảm áp lực mạch ở phổi, do đó máu ngừng đi qua ống động mạch, ống này bít lại trong 12-24 giờ sau đẻ và trở thành một dây chằng. Đôi khi ống này vẫn ở trạng thái mở trong một khoảng thời gian, đặc biệt ở những trẻ đẻ non, do đó sẽ nghe thấy tiếng thổi tim trong trường hợp này. Lỗ Botal là một lỗ van để cho máu đi từ tim phải sang tim trái. Sau khi sinh, áp lực tâm nhĩ trái tăng lên làm cho van bị bít lại. Áp lực này bít van và sau đó trong thời gian 1 tới 3 tháng sẽ hình thành một màng có tác dụng bít van vĩnh viễn. Lúc này trẻ sơ sinh bắt đầu sống với hệ tuần hoàn vĩnh viễn như người lớn.
Nguồn: chiaseykhoa.net

Nhận xét

  1. Theo toi so do chua dung. Khi mau tu tinh mach chu ve phai vao tam nhi ben phai sau do moi qua lo bau duc xang tam nhi trai. So do nhu vay nguoi doc se hieu la mau di vao tam nhi trai luon.

    Trả lờiXóa
  2. tĩnh mạch rốn có 1 thôi ở trên lại ghi 2 ( 2 động mạch 1 tĩnh mạch mà )

    Trả lờiXóa
  3. xin hỏi giữa tuần hoàn rau thai và tuần hoàn sau đẻ có điểm gì gì giống và khác nhau ?

    Trả lờiXóa
  4. em đọc trong sách có ghi : "trong bào thai áp lực nhĩ phải cao hơn nhĩ trái,khi đẻ mở tuần hoàn phổi áp lực này ngược lại, dòng máu từ trái sang phải bị chăn laị bởi 1 van phủ kín lỗ bầu dục". vậy có nghĩa là trong thai nhi máu chảy từ trái sang phải nên khi đóng van thì sẽ ngăn dòng máu từ trái sang phải? e đọc k hiểu j

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong bào thai bé không thở nên trao đổi khí từ nhau để hô hấp. Vì vậy máu nhiều oxy từ nhau đổ về tĩnh mạch rốn, qua ống tĩnh mạch, qua tĩnh mạch chủ dưới rồi về nhĩ phải. Do áp lực máu nhĩ phải lớn hơn nhĩ trái nên máu dc đẩy qua lõi bầu dục sang nhĩ trái. Sau sinh phổi có trao đổi khí nên máu về phổi nhiều hơn, rồi về nhĩ trái làm nhĩ trái tăng áp lực, đóng lỗ bầu dục lại.

      Xóa
  5. Khi bào thai do phổi không hoạt động, máu từ nhau qua ống tĩnh mạch vào tĩnh mạch chủ dưới, về nhĩ phải làm áp lực nhĩ phải cao hơn nhĩ trái. Máu sẽ tự nhĩ phải qua nhĩ trái bằng lỗ bầu dục. Sau sinh do phổi hoạt động, máu lên phổi được để trao đổi khí. Sau đó máu về nhĩ trái làm áp lực nhĩ trái cao hơn nhĩ phải. Vì vậy lỗ bầu dục ở vách liên nhĩ đóng lại (vale lỗ bầu dục mở từ nhĩ phải sang nhĩ trái)

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g