Chuyển đến nội dung chính

Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11 năm học 2023-2024 - Quảng Ngãi

Câu 1. (2,0 điểm) 1. Tại sao khi luộc trứng thì protein của trứng chuyển sang trạng thải đông đặc? 2. Tại sao một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng? 3. Phân biệt dạng năng lượng dự trữ ở động vật và thực vật. Vì sao lại có sự khác nhau đó? Câu 2. (2,0 điểm) Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 nhiễm sắc thể đơn mới tương đương. Tất cả các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó có 512 tinh trùng mang Y . 1. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. 2. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân. 3. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trúng là 50% thì có bao nhiêu chromatid trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu sự giảm phân? Câu 3. (2,0 diểm) 1. Dung dịch iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt nhiều loại vi s

Tìm hiểu về nhóm máu hiếm

HQB đang xem phim thì có đoạn liên quan đến nhóm máu hiếm, có bạn ngồi cạnh hỏi nhóm máu hiếm là gì vậy HQB. Nhóm máu hiếm là nhóm máu AB phải không?

HQB trả lời à không phải mà là nhóm máu hiếm là nhóm máu Rh-, tức là bên cạnh phân loại nhóm máu ABO thì còn có hệ thống phân loại Rh+, Rh-. Khi truyền máu thì người ta phải xem xét các 2 cách phân loại, để đảm bảo an toàn trong truyền máu. Nhân đây mình cũng trích lại nội dung sau để các bạn tìm hiểu thêm:

Rh là một cách phân loại nhóm máu, cũng giống như hệ nhóm máu ABO, hệ nhóm máu Rh có 2 nhóm máu là Rh+ và Rh- trong đó ở Việt Nam nhóm Rh+ chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 99,96% còn nhóm máu Rh- chỉ chiếm khoảng 0.04%, tức là rất thấp. Tuy nhiên ở các nước phương tây, tỷ lệ này khác rất nhiều, tức là Rh+ chiếm khoảng 60% còn Rh- chiếm khoảng 40%. Do đó ở nước ta có Rh- là nhóm máu hiếm, và chúng ta đã thành lập nên CLB người có nhóm máu Rh- để họ có thể chủ động trong việc tìm người truyền máu nếu gặp sự cố. 
Trong nhóm Rh- không có kháng thể, còn Rh+ có kháng thể.
Để mang tính trực quan, giả sử người A có nhóm máu Rh+, người B mang nhóm máu Rh-. Nếu có trường hợp lần tiên người A truyền máu cho người B, khi đó trong người B các Bạch cầu mới nhận diện ra các “đối tượng lạ” là các thành phần máu mang nhóm Rh+ thôi chứ chưa tiêu diệt. Và lần truyền máu đó vẫn thành công. Nhưng nếu trong lần thứ 2 người A tiếp tục truyền máu cho người B thì do các bạch cầu trong người B đã nhận diện ra đối tượng lạ và chúng sẽ tiêu diệt và gây phản ứng truyền máu trong trường hợp này và gây tử vong cho người B. Thực ra bây giờ để truyên máu bao giờ những xét nghiệm về nhóm máu cũng được kiểm tra rất kỹ nên tình huống này rất ít xảy ra. Cũng hình dung như vậy cho trường hợp người phụ nữ là người B tức mang nhóm máu Rh-, do đây là gen lặn so với nhóm Rh + nên nếu người B lấy người A và có con, người con này sẽ mang nhóm Rh+. Chúng ta cũng nên biết không phải dinh dưỡng từ người mẹ được truyền trược tiếp qua co thể thai nhi do tiếp xúc trực tiếp qua máu đâu, mà chỉ có sự trao đổi các chất dinh dưỡng qua các mao mạch.
Trong lần có con đầu tiên này, nếu người mẹ không có những sang chấn (hay những va chạm mạnh) khiến các xúc tu bị vỡ thì máu người mẹ sẽ không tiếp xúc trực tiếp với máu người con và các bạch cầu trong cơ thể mẹ không nhận ra “đối tượng lạ” là nhóm máu Rh+ nên vẫn bình thường, thai nhi vẫn khỏe mạnh và người mẹ vẫn có thể sinh con lần thứ 2 nữa.

Tuy nhiên, nếu những sang chấn đó khiến các mao mạch bị vỡ thì máu người mẹ sẽ tiếp xúc với máu người con, xét giống như trường hợp truyền máu tổng quát thì người con đầu vẫn sinh ra khỏe mạnh nhưng người phụ nữ đó không nên có con lần kế tiếp, do nếu có thai, bạch cầu nhận diện ra đối tượng lạ và thai nhi sẽ bị tiêu diệt, dẫn đến thai chết lưu!

Nhận biết kháng nguyên trong máu
Hồng cầu mang những protein được gọi là kháng nguyên, là những chất giúp cơ thể nhận biết những vật lạ xâm nhập, ở màng của mình. Người ta dựa trên những kháng nguyên này để quy định nhóm máu: A, B, AB, hoặc O. Người nhóm máu A có tất cả các tế bào hồng cầu trong cơ thể mang kháng nguyên A. Người nhóm máu B có tất cả các tế bào hồng cầu trong cơ thể mang kháng nguyên B. Người nhóm máu AB có tất cả các tế bào hồng cầu trong cơ thể mang kháng nguyên A và B. Người nhóm máu O có tất cả các tế bào hồng cầu trong cơ thể không mang kháng nguyên nào cả.

Biết được nhóm máu của bệnh nhân là điều rất quan trọng nếu muốn thực hiện truyền máu. Người có nhóm máu A không thể nhận được máu nhóm B vì họ có mang kháng thể chống lại kháng nguyên B. Tương tự, nhóm máu B mang kháng thể chống lại kháng nguyên A. Nhóm máu AB không mang kháng thể chống lại kháng nguyên nào cả, nhưng nhóm máu O thì lại mang kháng thể chống lại cả hai kháng nguyên A và B. Nếu bệnh nhân bị cho lầm nhóm máu thì các tế bào máu sẽ vón cục lại và làm tắc nghẽn những mạch máu nhỏ. Phản ứng này, còn được gọi là phản ứng kết dính, có thể gây tử vong.

Hồng cầu còn có 1 loại kháng nguyên khác được gọi là kháng nguyên Rh (nó có cái tên này do loại kháng nguyên này được xác định lần đầu tiên ở khỉ Rhesus). Hầu hết những người Việt Nam mang nhóm máu Rh dương (Rh+), điều đó có nghĩa là họ có mang kháng nguyên Rh. Những người mang nhóm máu Rh âm (Rh-) thì không mang kháng nguyên Rh. Không giống với nhóm máu ABO, các kháng thể chống lại kháng nguyên Rh không được tìm thấy một cách tự nhiên trong máu. Vấn đề duy nhất chỉ thật sự xảy ra khi người mang nhóm máu Rh- được truyền vào cơ thể máu có Rh+. Khi đó, cơ thể của họ sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên Rh. Ở lần truyền máu kế tiếp, nếu vẫn tiếp tục được truyền máu có Rh+ thì kháng thể chống lại Rh được tạo ra từ lần truyền máu trước đó sẽ tấn công máu được truyền vào.

Kháng nguyên Rh và thai kỳ
Yếu tố Rh đóng một vai trò quan trọng trong thai kỳ khi phụ nữ có Rh- đang mang thai đứa bé có Rh+. Trong quá trình mang thai, những vết đứt trên màng nhau giúp mẹ có thể tiếp xúc được với máu của trẻ có Rh+ (màng nhau là 1 loại màng lót tử cung, các chất dinh dưỡng và oxy di chuyển từ mẹ đi xuyên qua màng này để cung cấp cho trẻ), khi đó cơ thể của mẹ sẽ tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên Rh. Ở lần mang thai kế tiếp, nếu con tiếp tục có nhóm máu Rh+ thì kháng thể chống lại Rh của mẹ sẽ đi qua máu của con và tiêu diệt các tế bào hồng cầu của bé.

Để phòng ngừa điều này, bác sĩ sẽ cho những thai phụ có Rh- RhoGAM, một loại kháng thể chống lại Rh trong vòng 72 giờ của lần sinh đầu tiên. RhoGAM sẽ tiêu diệt những hồng cầu Rh+ đi vào hệ tuần hoàn của mẹ trước khi hệ miễn dịch có thời gian tạo ra kháng thể.
Theo nhommau.vn
Bạn xem thêm bài viết về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu.

Nhận xét

  1. Hic thảo nào mình bị mất máu mà huy động cả họ mới đc có 1 người cho đc haizz. RH- ơi. Sao tui khổ vậy nè

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g