Chuyển đến nội dung chính

Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)?

a. Tại sao tuyến tụy không tiết insulin lại gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường)? b. Những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn hay cao hơn người bình thường? Giải thích. a. Thiếu insulin, glucose không vào được tế bào, glucose không được chuyền hóa thành glicogen dư trữ ở gan, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao thường xuyên và các tế bào thiếu glucose dẫn đến bệnh đái tháo đường. b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucose vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucose không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipid. Tăng phân giải lipid tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

10 bài tập di truyền học người trong chuyên đề sinh học

Để giải bài tập liên quan đến di truyền học người, đầu tiên các em phải dựa vào đề bài để xây dựng sơ đồ phả hệ. Sau đó biện luận để tìm tính trạng đang xét do gen lặn hay trội quy định, gen này nằm trên NST thường hay NST giới tính....
Sau đây là 10 bài bập di truyền học người tự luyện, các em làm và so với đáp án ở cuối bài. Có gì cần trao đổi thêm các em để lại phản hồi.
1. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen A quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh này nhưng có em của chồng và mẹ của vợ bị bệnh, những người còn lại đều bình thường. Xác suất để sinh đứa con đầu lòng của họ bị bệnh là bao nhiêu?
2. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng có máu đông bình thường nhưng có bố của chồng và bà ngoại của vợ bị bệnh. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu?
3. Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng không bị bệnh này nhưng có ông ngoại của vợ bị bệnh; bố mẹ của vợ và chồng đều bình thường. Cặp vợ chồng này sinh hai đứa con. Xác suất để chỉ một đứa bệnh là bao nhiêu?
4. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lăn b nằm trên NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng có máu đông bình thường nhưng có bố của chồng và em trai của vợ bị bệnh. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai và bị bệnh là bao nhiêu?
5. Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng không bị bệnh nhưng có bố của chồng và em trai của vợ bị bệnh. Họ dự định sinh hai đứa con, xác suất để cả hai đứa đều là con gái và không bị bệnh là bao nhiêu?
6. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, gen A quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh này nhưng có bố của chồng và em trai của vợ bị bệnh, những người còn lại đều bình thường. Cặp vợ chồng này dự định sinh bốn đứa con thì xác suất để có ít nhất một đứa bị bệnh là bao nhiêu?
7. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen A quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh này nhưng có chị gái của chồng và mẹ của vợ bị bệnh, những người còn lại đều bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh ba đứa con thì xác suất để cả ba đứa đều không bị bệnh là bao nhiêu?
8. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen A quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh này nhưng có em gái của chồng và em trai của vợ bị bệnh, những người còn lại đều bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con thì xác suất để cả 2 đứa đều mang alen bệnh là bao nhiêu?
9. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng, bên phía vợ có bố và anh trai bị bệnh mù màu, bà ngoại và mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía chồng có em trai bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh hai đứa con, xác suất để hai đứa con này đều bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
10. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng bên phía người vợ có mẹ bị mù màu và bị bạch tạng. Bên phía chồng có chị gái bị bệnh bạch tạng. Nhưng người khác trong gia đình đề không bị hai bệnh này. Xác suất để đứa con đầu lòng không mang alen bệnh là bao nhiêu?
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ.A
1/6
7/8
3/16
1/8
1/4
175/384
59/96
13/36
1/384
1/6

Nhận xét

  1. Trả lời
    1. Câu nào không hiểu em lấy đăng qua Groups facebook để thảo luận nha.

      Xóa
  2. Thầy ơi sao em ko coppy về máy dc vậy thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong trang web có nhiều công thức toán và thầy dùng mã Latex để hiển thị, vì vậy để tránh lỗi khi coppy về thầy đã khóa chức năng coppy. Hiện tại có thể in ra để đọc (in ra giấy hoặc dùng phần mềm tạo máy in ảo để in thành file PDF để đọc. Còn tiệp tải về thì thời gian tới mới phát hành.

      Xóa
  3. Dạ cảm ơn Thầy 10 bài tập trên rất hay ạ.
    Chỉ có câu 10 là em ra kết quả khác phía trên Thầy có thể xem cách trình bày và chỉ chỗ sai giúp em được không ạ.
    Em làm thế này ạ
    <> Xét người vợ
    Vợ không mắc 2 bệnh trên nhưng
    - Mẹ bị bệnh mù màu [X(m)X(m)], như vậy người vợ này nhận 1 alen X(m) từ mẹ ---> [X(M)X(m)]
    - Mẹ bị bạch tạng [aa], tương tự người vợ này nhận 1 alen a từ mẹ ---> Aa, tổng thể ta được
    >> KG của vợ là AaX(M)X(m)
    <> Xét KG của người chồng
    - Chồng không bị bệnh mù màu ---> X(M)Y
    - Có chị gái bị bệnh bạch tạng ---> [1/3AA : 2/3Aa]
    >> KG của chồng hoặc 1/3AAX(M)Y hoặc 2/3AaX(M)Y
    *** Yêu cầu đề "Xác suất để đứa con đầu lòng không mang alen bệnh trên", ở đây em hiểu theo cách là người con này sẽ không mang alen bệnh ở cả hai bệnh trên, nên ta có 2TH sau
    >>> Xét tính trạng bạch tạng
    TH 1: 1/3AA x Aa ---> [1/3 x 1/2AA] = 1/6AA (1)
    TH 2: 2/3Aa x Aa ---> [2/3 x 1/4AA] = 2/12AA (2)
    Từ (1) và (2) ta được [1/6AA + 2/12AA] = 1/3AA (a)
    >>> Xét tính trạng mù màu
    TH chung: X(M)X(m) x X(M)Y ---> [1/4X(M)X(M) + 1/4X(M)Y] = 1/2MM (b)
    Từ (a) và (b) ta được kết quả cần tìm = [1/3AA x 1/2MM] = 1/6.
    Đáp án em ra là 1/6 ạ.
    Có thể em đã hiểu sai yêu cầu đề bài nên dẫn đến đáp án sai ạ Thầy kiểm tra giúp em ạ.
    Trân thành cảm ơn Thầy rất nhiều ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em hiểu không hề sai, mà là đáp án của thầy đưa ra nhầm. Bài giải của em rất chi tiết. Cảm ơn em.
      P/S: Thầy đã chỉnh lại đáp án (tô lại màu đỏ)

      Xóa
    2. Phát Nguyễn có thể viết lời giải chi tiết bài 6 giúp mọi người được không

      Xóa
  4. Trả lời
    1. Thành thạo về suy luận trong phả hệ và toán xác suất sẽ làm tốt thôi em. Em cứ làm và suy luận theo cách hiểu của em. Nếu sai thầy sẽ hướng dẫn thêm.

      Xóa
  5. dạng bài này khó quá em chịu không làm nổi, với lại em mới học lớp 9 chưa có kinh nghiệm giải bài tập xác suất. Thầy có cách nào giúp em giải tốt hơn dạng bài này không ạk

    Trả lờiXóa
  6. muốn giải em tim hiểu thêm về quy tắc cộng và quy tắc nhân xác suất thì sẽ làm được thôi em à.

    Trả lờiXóa
  7. chỉ cần áp dụng 2 quy tắc đó là giải được dạng bài này thôi à thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phần di truyền phả hệ em nắm vững và vận dụng 2 quy tắc xác suất đó là giải ra hết tất cả các bài tập sinh học ở trên em à.

      Xóa
  8. thầy ơi cho em hỏi: Ở dạng bài di truyền học phả hệ có 3 thế hệ thì muốn tính XS ở thế hệ thứ VI thì có phải tính tỉ lệ kiểu gen của bố mẹ từ thế hệ I không ạk

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tùy theo bài cụ thể em à, nếu như đề bài cho biết kiểu gen của bố mẹ chắc chắn 100% thì coi như khỏi tính, còn lại phải tính đó em. Em làm xong 10 bài tập này sẽ rút ra được kinh nghiệm trong giải bài tập tư tự mà không sợ sai nữa em nhé.

      Xóa
  9. 9. Cấu tạo và chức năng sinh học của ADN

    10. Cấu tạo và chức năng sinh học của các loại ARN

    11. Công thức cấu tạo và vai trò của c.AMP?
    Anh giup em đáp án 3 câu hỏi trên. cám ơn anh nhiều.

    Trả lờiXóa
  10. Thầy ơi thầy giải giúp em bài này với : người ta nhập nội 50 cây cỏ có chỉ số sinh sản/năm là 20 (một cây cỏ cho 20 cây cỏ con trong 1 năm) để phủ kín 1 sân vận động 6400 mét vuông với mật độ 1000 cây/mét vuông thì cần thời gian tối thiểu bao nhiêu (biết hiệu suất sống của loài cỏ trên là 80%)

    Trả lờiXóa
  11. Thầy ơi em học đh có bài này, thầy giải giúp em với: Cô Nguyễn Thị X, 24 tuổi có hai người anh trai và cậu ruột đều đã bị chết vì bệnh DNM. Biết rằng cô x là người mang gen dị hợp tử bệnh này. Khả năng cô ta sinh con bị bệnh là bao nhiêu phần trăm? Biết rằng lượng xét nghiệm enzym CK của cô ta là trên 95 bách phân vị đối với người bình thường (5% người bình thường có CK cao trên 95 bách phân vị) và khoảng 2/3 số người mang gen có mức CK trên 95 bách phân vị. Dựa trên thông tin và giả thiết Bayes để tính toán khả năng cô X là người mang gen và khả năng sinh con bị bệnh.

    Trả lờiXóa
  12. bài 9 .. ai giải chi tiết giúp mình với

    Trả lờiXóa
  13. thầy ơi,câu 3 và 4 thầy xem lại đáp án đi. e thấy nó sao sao. e ngkĩ là c3 thầy chưa nhân vs 2.c4 thì chỉ ctrai mới có thể bị bệnh nên sx để s.ra 1 ctrai bị bệnh=sx để 1 đứa con bị bệnh. đsố c3 là 3/8 c4 là 1/4 ???

    Trả lờiXóa
  14. Trả lời
    1. BBT sẽ sắp xếp và viết một số bài tập mẫu phần này để em cũng như các bạn đọc khác tham khảo! Mời em thường xuyên theo dõi các bài cập nhật tiếp theo để xem nhé!

      Xóa
  15. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBb× AaBb sẽ cho kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ

    Trả lờiXóa
  16. thầy ơi ! cho em hỏi chỗ làm bài tập phần di truyền này ạ. nếu em quy về quần thể thì có một số bài làm ra đúng đáp ansvaf 1 số bài k ra đán án ạ .

    Trả lờiXóa
  17. Bài 6 thầy viết cho em công thức cuối cùng để ra kết quả đi ạ. Cảm ơn thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xây dựng phả hệ và vận dụng các quy tắc trong xác suất để tính. Em tìm và tham khảo một số bài có liên quan đến toán xác suất để tham khảo thêm sẽ hiểu.

      Xóa
  18. Không biêt thi bảo không biết Quảng Hải trả lời học sinh lòng vòng

    Trả lờiXóa
  19. Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã quan tâm, mình xem qua hồ sơ thì comment ẩn danh phía trên và Co Noi là một người và hơn nữa thì hình như bạn là giáo viên ở Sơn La. Mình viết blog này là để chia sẻ và trao đổi kiến thức, nếu thầy/cô biết gì có thể chia sẻ cùng học sinh và cùng đồng nghiệp. Mình không chấp nhận những phản hồi mang tính khiêu khích, đã phá, ... mong bạn đóng góp và chia sẻ với cộng đồng. Cảm ơn bạn quan tâm và hy vọng không nhận được những phản hồi tương tự. Thân ái!

      Xóa
  20. Chuyên đề có đã lâu. Hy vọng thầy Hải còn nhận được comment của em.
    Em làm câu 6 theo 2 cách ra 2 kết quả khác nhau, trong đó có một kết quả going với đáp án. Vấn đề là em không hiểu cách 1 của em sai ở chỗ nào. Em rất mong thầy chỉ giúp:
    P: (Bố) Aa x 1/3AA : 2/3Aa (mẹ)

    G: 1/2A : 1/2a 2/3A : 1/3a

    F: 5/6A- : 1/6aa

    Xác suất sinh 4 con da bình thường = (5/6)^4 = 625/1296
    --> Xác suất sinh 4 con có ít nhất 1 đứa bị bệnh = 1-625/1296 = 671/1296

    Cảm ơn thầy trước!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tính theo tần số alen chỉ đúng với trường hợp sinh 1 con thôi em. Hãy tính bình thường đối với bài tập di truyền phả hệ để khỏi nhầm lẫn. Mình đã có một số bài phân tích cho những trường hợp sai lầm như thế này!

      Xóa
  21. thầy ơi giải cho e chi tiết b2 đc ko ạ ?

    Trả lờiXóa
  22. Trả lời
    1. Chi tiết bài giải của em luôn thì mới có thể trao đổi được nha em!

      Xóa
  23. cho em hỏi 1 gia đình vợ chồng đều bình thường sinh được 2 đứa con 1 đứa con gái đầu lòng mắc bệnh câm điếc bẩm sinh.Viết sơ đồ phả hệ, tỉ lệ đứa con thứ 2 mắc bệnh là bao nhiêu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bố và mẹ đều bình thường nhưng sinh con GÁI đầu long mắc bệnh =>
      1. Bệnh do gen lặn
      2. Gen bệnh nằm trên NST thường
      3. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp (Aa).

      Vậy nếu cặp vợ chồng này dự định sinh đứa con thứ 2, xác suất đứa con thứ 2 mắc bệnh (aa) = 1/4

      Xóa
  24. Thầy ơi thầy có thể giải câu 8 chi tiết dk ko ạ

    Trả lờiXóa
  25. Thầy ơi, cho em hỏi câu này với ạ:
    Một cặp vợ chồng biết vợ mang gen bệnh, chồng ko biết kiểu gen, họ đã sinh được 6 người con bình thường. Tính xác xuất để đứa con thứ 7 bình thường biết gen di truyền lặn trên NST thường? E cảm ơn ạ.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!

ĐỀ XUẤT RIÊNG CHO BẠN

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g